332 Đường Nguyễn Đức Thuận - Hiệp Thành - Bình Dương332 Đường Nguyễn Đức Thuận - Hiệp Thành - Bình Dương
vantiep.nguyen@gmail.comEmail: vantiep.nguyen@gmail.com
085.341.3636

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến 085.341.3636

Skype zalo Nguyễn Văn Tiệp Điện thoại0853413636 Emailvantiep.nguyen@gmail.com

Tin bất động sản

imgTin Tức

Bắt tay với Bình Dương, Bình Phước thay đổi diện mạo giao thông, công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc được triển khai thúc đẩy kinh tế Bình Dương, Bình Phước cùng phát triển, trở thành điểm sáng thu hút vốn FDI tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam...

 

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có rất nhiều dự án trọng điểm của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đang được triển khai như: Các “siêu dự án” khu công nghiệp của Becamex tại Chơn Thành và Đồng Phú; dự án khai thác khoáng sản đá xây dựng tại xã Tam Lập, huyện Đồng Phú; Cảng cạn ICD Hoa Lư, Trung tâm Thương mại Dịch vụ Hoa Lư; dự án đường Đồng Phú - Bình Dương.

HỢP TÁC MỞ ĐƯỜNG CAO TỐC

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết giúp kinh tế địa phương “cất cánh”. Nằm trong kế hoạch hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, trong những năm qua, hạ tầng giao thông luôn được chú trọng phát triển để đảm bảo việc đi lại của người dân, quá trình giao thương của các doanh nghiệp trong khu vực được thông suốt.

Năm 2016, tuyến cao tốc Bình Dương - Đồng Phú với tổng chiều dài 41,3km đi qua 6 xã thuộc hai tỉnh Bình Dương và Phước gồm Đồng Tâm, Tâm Phước, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hoà, Tân Lập chính thức được triển khai. Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó tuyến đường giai đoạn một được đầu tư với số vốn gần 15 tỷ đồng, quy mô bề rộng nền đường 15m, bề rộng mặt đường 11m, gồm hai làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ.

Cao tốc Bình Dương - Đồng Phú được ví như “trục xương sống” của Đồng Phú, kết nối giao thương giữa Bình Phước - Bình Dương và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực. Điểm đầu tuyến đường xuất phát nút giao với Quốc lộ 14 tại xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và điểm cuối đặt tại điểm nối với đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Ngày 12/3 vừa qua, lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã ký kết hợp tác thực hiện dự án đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có chiều dài 70km, với kinh phí dự kiến lên đến 24 ngàn tỷ đồng.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg, có điểm đầu tại huyện Chơn Thành, điểm cuối tại nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức, Tp.HCM), bề rộng từ 6-8 làn xe. Cao tốc là tuyến đường huyết mạch góp phần phát triển kinh tế liên vùng, tạo động lực cho toàn bộ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

"LÀN SÓNG" PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ BÌNH DƯƠNG SANG BÌNH PHƯỚC

Sau hơn 20 năm tách ra từ tỉnh Sông Bé, Bình Dương được biết đến là địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, hình thành các đô thị thông minh. Trong những năm gần đây, hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước có sự phối hợp chặt chẽ cùng nhau thúc đẩy kinh tế vươn lên những tầm cao mới.

Nhiều doanh nghiệp lớn của Bình Dương như Becamex IDC đã triển khai các “siêu dự án” tại Bình Phước. Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng 50 dự án của các nhà đầu tư Bình Dương với tổng vốn đăng ký khoảng 2.900 tỷ đồng.

Từ năm 2015, Becamex IDC - doanh nghiệp góp công lớn trong quá trình thay đổi diện mạo Bình Dương đã bắt tay vào triển khai dự án Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước.

Dự án có diện tích 4,600 ha, trong đó khoảng 2,400 ha đất phát triển công nghiệp và 2,200 ha đất dịch vụ và đô thị. Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước có vị trí giao thông rất thuận lợi, nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 14, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Đông Nam Bộ và miền Trung Tây nguyên.

Bắt tay với Bình Dương, Bình Phước thay đổi diện mạo giao thông, công nghiệp - Ảnh 1
 

Đến năm 2020, tập đoàn Becamex tiếp tục ký kết thoả thuận với tỉnh Bình Phước về việc xây dựng khu công nghiệp Đồng Phú diện tích 6.300 ha, vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Dự án được xây dựng theo mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Theo đó, hơn 3100 ha dành cho xây dựng và phát triển công nghiệp, 3.100 ha dùng để xây dựng đô thị và tái định cư với nhiều loại hình nhà ở, khoảng 100 ha dành cho phát triển dịch vụ.

Song song với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, chính quyền Bình Phước cũng có những thay đổi ấn tượng trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, triển khai chính phủ điện tử, đẩy nhanh tốc độ tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp… Hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, Bình Phước nói chung, các địa phương như Chơn Thành, Đồng Phú nói riêng đang trở thành điểm sáng thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế cất cánh, hạ tầng giao thông thông suốt, các khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ được đầu tư xây dựng chính là yếu tố giúp Bình Phước trở thành điểm đến “an cư, lạc nghiệp” của hàng ngàn người từ khắp nơi trên cả nước.

Nhìn lại quá trình phát triển trong năm năm trở lại đây, có thể nói rằng sự hợp tác giữa Bình Phước và Bình Dương đã tạo đà cho quá trình thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng sống của người dân và đặc biệt là sự bứt phá giá trị bất động sản... tại tỉnh có diện tích lớn nhất phía Nam nước ta.

Bài viết liên quan

backtop
Gọi điện SMS Chỉ Đường