Đến năm 2030, Bình Phước sẽ có hơn 13.000 doanh nghiệp
Tỉnh Bình Phước phấn đấu đến năm 2030 có trên 13.000 doanh nghiệp
Theo đó, kế hoạch đã đưa ra những nhiệm vụ cụ thể như: Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân; Phấn đấu đến năm 2020 có 6.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có 9.000 doanh nghiệp và đến năm 2030 có trên 13.000 doanh nghiệp; Phấn đấu tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP của tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 75%, năm 2025 khoảng 80% và năm 2030 khoảng 85%; Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 4-5%, giai đoạn 2021 - 2025 tăng 5-7% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8-10%; Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh so với các tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó là: Nhanh chóng triển khai hoạt động Quỹ khởi nghiệp của tỉnh trong năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp triển khai các dự án đầu tư kinh doanh, mang lại hiệu quả, nhằm tạo hiệu ứng, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp để phát triển mạnh doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các quỹ khuyến công, quỹ phát triển khoa học công nghệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khởi nghiệp.
Tỉnh Bình Phước xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, thành lập trung tâm đào tạo, chuyển giao ứng dụng các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất; Đẩy nhanh việc triển khai các khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh; Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Song song đó, khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Phối hợp các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kêu gọi đầu tư để thực hiện kết nối giao thông liên vùng tuyến đường sắt Dĩ An đi Chơn Thành - Lộc Ninh, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh đi Chơn Thành - Hoa Lư; triển khai thực hiện các phương án đấu nối đường Đồng Phú - Bình Dương, cầu Mã Đà kết nối đường ĐT753 với tỉnh Đồng Nai; Đề xuất với Trung ương nâng cấp các đoạn còn lại của quốc lộ 14C nhằm nối thông tuyến quốc lộ 14C qua địa bàn tỉnh để kết nối với các tỉnh Tây Ninh, Long An. Ngoài ra, Bình Phước sẽ rà soát, hoàn thiện chuyển đổi diện tích các khu công nghiệp, hoàn thành quy hoạch khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị