Khu công nghiệp Vsip II mở rộng, động lực tăng trưởng của kinh tế bình dương
Chỉ trong thời gian ngắn, kinh tế Bình Dương liên tục đột phá với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trở thành một trong những thị trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư hàng đầu cả nước, cũng như bất động sản bình dương đang ngày một nóng hơn. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của các khu công nghiệp (KCN), đặc biệt là KCN VSIP, là đòn bẩy cho nền kinh tế Bình Dương.
Với quy mô hơn 2500ha, Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất tới Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong. Sau thỏa thuận giữa hai Thủ Tướng, tập đoàn Sembcorp Industrial Parks (trước đây là SembCorp Parks Holdings), một trong những công ty lớn nhất và năng động nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, được đề nghị dẫn đầu một tập đoàn các thành phần kinh tế tư nhân để thực hiện dự án VSIP cùng với Becamex IDC Corp tại Việt Nam .
VSIP được chính thức khởi động vào tháng 1 năm 1996, được xem là khu công nghiêp kiểu mẫu, sự hình thành của VSIP đã giúp Bình Dương - một trong những tỉnh thuần nông chỉ mất 17 năm, để trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD.
Ngày 26 tháng 9 năm 2006, VSIP tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển, và chính thức công bố dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIP II), có diện tích 345 ha nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị Thành Phố Mới Bình Dương (4.200ha), cách VSIP I khoảng 17 km về phía Bắc. Với thương hiệu đã vươn ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam và trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng trong khu vực, VSIP II chỉ sau một thời gian ngắn đã đạt được những thành công có thể coi là ngoài mong đợi trong thu hút đầu tư.
Với sự phát triển rất thành công nhà đất bình dương và nhu cầu thuê đất rất lớn của các nhà đầu tư, năm 2008 VSIP II mở rộng ( VSIP Bình Dương Township & Industrial Park) được hình thành với tổng diện tích đất lên tới 1.700 ha, 700 ha dành phát triển khu đô thị, 1.000 ha phát triển khu công nghiệp. Việc mở rộng này đã làm tăng tổng diện tích đất của VSIP II là 2.045 ha và sẵn sàng giao đất ngay cho nhà đầu tư.
KCN VSIP2 mở rộng nằm trên địa phận xã Vĩnh Tân và Tân Bình của huyện Tân Uyên, một phần xã Hòa Lợi huyện Bến Cát; tiếp giáp phía Đông – Bắc Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Bình Dương và tiếp nối KCN VSIP2, nâng tổng diện tích của KCN VSIP2 lên khoảng 1.338 ha. Vị trí giao thông của KCN VSIP2 rất thuận lợi: nằm cạnh đường DT742 nối với Quốc lộ 13 và đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn ; đường vành đai 4 của Tp.HCM và đường sắt xuyên Á sẽ ngang qua KCN.
Đây là KCN tập trung, đa ngành và là KCN sạch. Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế hiện đại, mạng lưới thoát nước mưa độc lập với mạng thoát nước thải, mạng lưới cấp nước là mạng vòng đảm bảo cung cấp nước đến từng lô đất qua 2 trạm bơm với tổng lưu lượng hơn 70.000m3/ngày. Hệ thống chiếu sáng được thiết kế nhằm tạo đủ ánh sáng vào ban đêm và ban sớm, đường dây chiếu sáng được đi ngầm nhằm tạo mỹ quan cho KCN. Hệ thống giao thông nội bộ KCN sẽ có những tuyến đường với lộ giới lên đến 70m, được quy hoạch theo mạng lưới hình bàn cờ thông suốt toàn khu. Tổng kinh phí xây dựng hạ tầng KCN ước tính hơn 988 tỷ đồng.
VSIP II Mở Rộng được hình thành là xu thế tất yếu, bởi Đất Bình Dương có vị trí địa lý giao thương chiến lược giữa các vùng miền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Điển hình là Công ty TNHH Sài Gòn Stec (vốn Nhật Bản), đã hoạt động ổn định trong lĩnh vực sản xuất bản mạch điện tử camera với số vốn đầu tư 340 triệu USD, nay tiếp tục tăng vốn đầu tư thêm 175 triệu USD để mở rộng sản xuất, kinh doanh tại KCN VSIP II. Việc tăng vốn sẽ giúp công ty tăng thêm năng lực sản xuất 225 triệu sản phẩm/năm. Ông Hidetake Senoo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Stec, cho biết lãnh đạo công ty rất tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Bình Dương. “Quá trình hoạt động tại tỉnh, ngoài vấn đề cơ sơ hạ tầng đồng bộ và thuận lợi, sự quan tâm hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua đã tạo thêm niềm tin cho chúng tôi, vì vậy công ty chúng tôi quyết định tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu cho khách hàng”, ông Hidetake Senoo, nói.
Thành công của nền công nghiệp Bình Dương hôm nay chính bởi Bình Dương đã tận dụng được lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, cùng những kinh nghiệm rút ra từ những địa phương khác nên các KCN luôn thỏa mãn và tạo ấn tượng với các nhà đầu tư. Nhờ vậy, trong số 2.021 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký gần 14 tỷ USD vào tỉnh thì các KCN đã chiếm trên 50% số lượng dự án cũng như vốn đầu tư. Đồng thời các KCN đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250.000 lao động trong và ngoài tỉnh.